hotline
0908 292 604
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

BÀO CHỮA HÌNH SỰ

 

Vị trí, vai trò của Luật sư trong việc tham gia bào chữa tại Tòa án các cấp ngày càng được nâng cao. Rất nhiều vụ án oan, sai được các luật sư tận tình làm rõ đến cùng sự thật vụ án. 
Trong giai đoạn điều tra, Luật sư bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can. Việc có mặt luật sư trong các buổi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can không những giúp cho họ tự tin hơn trong khai báo mà còn ngăn ngừa sự vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, tránh tình trạng khi ra toà có sự phản cung, khiếu nại về việc dùng nhục hình, bức cung, mớm cung…
 
Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, Luật sư có quyền:
 
- Luật sư bào chữa có quyền thu thập tài liệu, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ bị cáo, người thân thích của người này hoặc từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác và đưa ra các tài liệu, đồ vật cần để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo. Quy định này còn nhằm giúp Cơ quan tiến hành tố tụng lưu ý để điều chỉnh hoạt động cho đúng hướng và có cách nhìn toàn diện về vụ án tránh kết tội oan bị cáo. Người bào chữa có quyền đưa ra các yêu cầu chính đáng để Cơ quan tiến hành tố tụng bổ khuyết và khắc phục kịp thời các thiếu sót trong hoạt động tố tụng.
 
- Luật sư bào chữa có quyền gặp mặt mặt bị cáo đang bị tạm giam, quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật. Việc người bào chữa có quyền gặp thân chủ của mình có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc động viên tinh thần cho bị cáo, người bào chữa có cơ hội tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với bị cáo về những vấn đề có liên quan đến vụ án, là những vấn đề chưa được thể hiện trong hồ sơ để từ đó người bào chữa có cơ sở xác định phương hướng bào chữa một cách hiệu quả.
 
- Luật sư bào chữa có quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà. Phiên toà là cuộc điều tra công khai nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các chứng cứ qua việc xét hỏi bị cáo, người làm chứng,… nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án để Hội đồng Xét xử có phán quyết chính xác. Xét hỏi và tranh luận là những hoạt động quan trọng trong quá trình xét xử vụ án tại phiên toà. Đối với người bào chữa, nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi cho bị cáo tại phiên toà có ý nghĩa rất quan trọng, bởi tại phiên toà, việc đối chất và đưa ra chứng cứ mới, bác bỏ các chứng cứ buộc tội có nhiều thuận lợi khi có mặt tất cả những người tham gia tố tụng. Chính vì vậy, người bào chữa phải chú ý lắng nghe những câu hỏi và trả lời, so sánh, đối chiếu với các tình tiết của vụ án và phát hiện những tình tiết có lợi cho bị cáo và lời khai không phù hợp với các tình tiết khác trong vụ án để kịp thời ra những câu hỏi yêu cầu những người tham gia tố tụng làm rõ khi được chủ toạ phiên toà cho phép.
 
Với kiến thức, kinh nghiệm mà Luật sư có được, cùng với quyền hạn mà pháp luật đã trao cho. Là vũ khí để luật sư bào chữa bảo vệ thân chủ của mình cũng như bảo vệ công lý.
 
Chia sẻ:
Copyright © 2018 Văn phòng luật sư Bình Tân.All Rights Reserved. Design by NiNa Co.,Ltd