Bước 1: Lập hợp đồng và công chứng hợp đồng
Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng. Do đó, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần thiết lập hợp đồng chuyển nhượng và đến văn phòng công chứng thực hiện công chứng hợp đồng.
Theo khoản 1 Điều 40 của Luật Công chứng 2014, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy tờ tùy thân của hai bên (CMND hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước…);
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân hoặc Giấy đăng ký kết hôn nếu đã có gia đình của hai bên;
- Sổ hộ khẩu của hai bên.
Lệ phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được căn cứ theo Thông tư 08/2012/TTLT-BTC-BTP, nếu giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng thì mức phí là 0,1%; nếu từ 01 tỷ đến 03 tỷ thì mức phí là 01 triệu đồng + 0,06% phần giá trị vượt quá 01 tỷ đồng…
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính tại UBND huyện nơi có nhà, đất
Khi kê khai nghĩa vụ tài chính, hai bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau:
- Tờ khai lệ phí trước bạ
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
- Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
- Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của cả hai bên.
Trong đó, mức thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ phải nộp được quy định như sau:
- Thuế thu nhập cá nhân: Hiện nay, theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 2% trên giá bán. Theo quy định đây là khoản thuế do người bán phải nộp nhưng trong thực tế hai bên có thể thỏa thuận ai là người phải nộp khoản thuế này.
- Lệ phí trước bạ: Theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP, mức lệ phí này được tính bằng giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ %. Trong đó, mức thu lệ phí trước bạ là 0,5%. Riêng trường hợp tặng cho, thừa kế nhà đất thì sẽ được miễn lệ phí trước bạ, nếu có hồ sơ chứng minh việc tặng cho, thừa kế.
Xem thêm tại: Các loại chi phí khi sang tên Sổ đỏ 2019
Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên tại UBND huyện nơi có nhà, đất
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo mẫu;
- Sổ hộ khẩu, CMND của bên mua;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng...
Khi nộp hồ sơ, người mua còn phải nộp thêm một số khoản lệ phí khác như: Lệ phí địa chính; Lệ phí thẩm định; Lệ phí cấp sổ đỏ…. Thời hạn thực hiện thủ tục này hiện nay đã được rút ngắn còn tối đa 10 ngày làm việc (theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).
Sau khi thực hiện các bước nêu trên, thủ tục sang tên Sổ đỏ được coi như đã hoàn tất. Hi vọng với những hướng dẫn nêu trên của LuatVietnam, quý khách hàng có thêm thông tin trước khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Dịch Vụ Luật Sư Riêng Cho Tổ Chức, Cá Nhân
- Dịch Vụ Luật Sư Hình Sự Tại Luật Bình Tân
- Dịch Vụ Luật Sư Nội Bộ - Cần Sử Dụng Hay Không?
- Dịch Vụ Luật Sư Uy Tín - Trách Nhiệm
- Nên Sử Dụng Dịch Vụ Luật Sư Thừa Kế Không?
- Dịch Vụ Luật Sư Gia Đình Uy Tín Tại TPHCM
- Dịch Vụ Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Trọn Gói - Uy Tín
- Dịch Vụ Luật Sư Tư Vấn Thuế Cá Nhân & Doanh Nghiệp