hotline
0908 292 604
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Có 3 phương thức cơ bản giải quyết tranh chấp kinh doanh là:

- Thương lượng và hòa giải;

- Giải quyết tranh chấp thông quá tố tụng tại Tòa Án;

- Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại (hoặc Trọng tài quốc tế gọi tắt chung là Trọng tài).

SO SÁNH CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT

 

Phương thức giải quyết

Khái niệm

Ưu điểm

Nhược điểm

Thương lượng, hòa giải

Là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lĩnh vực, hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau thỏa thuận, thống nhất giải quyết bất đồng và tự nguyện thực hiện việc thỏa thuận đó

- Là cách thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất
- Theo cách này, các bên tranh chấp đều “thắng”, không có việc đối đầu giữa các bên, bởi thế quan hệ hợp tác giữa các bên được duy trì
- Các bên giữ được các bí mật kinh doanh và uy tín của nhau
- Do xuất phát từ sự tự nguyện với thiện chí của các bên, phương án hòa giải dễ được các bên thường nghiêm túc thực hiện

- Trường hợp hoà giải không thành, không chỉ mất thêm chi phí hòa, bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể mất quyền khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện không còn (thường xảy ra khi bên kia thiếu thiện chí, lợi dụng hòa giải để dây dưa trì hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình)
Các hình thức hòa giải:
- Các bên tranh chấp tự hòa giải (bàn bạc) để giải quyết tranh chấp mà không cần sự trợ giúp của bên thứ ba
- Các bên tranh chấp tiến hành hòa giải có sự giúp đỡ của bên thứ ba (cá nhân, tổ chức hay Tòa án, Trọng tài)
- Các bên tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài (hòa giải ngoài tố tụng)
- Việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, Trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (Hòa giải theo thủ tục tố tụng). Tòa án, Trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên

Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành công thì phương thức được sử dụng sẽ là Giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài

 

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Với phương thức này bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi hành

 

- Điều kiện:

Tranh chấp sẽ được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm:
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên từ hoạt động thương mại
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên, khi chỉ có một bên hoạt động thương mại
- Tranh chấp khác giữa các bên mà theo quy định pháp luật được giải quyết bằng Trọng tài

- Tòa án nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bởi Cơ quan thi hành án
- Việc giải quyết được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật vì có thể qua nhiều cấp xét xử
- Tại Việt Nam, chi phí giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất nhiều so với chi phí tại Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế

– Các bên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định mang tính hình thức của tố tụng
– Việc xét xử công khai tại Tòa có thể ảnh hưởng đến uy tín hoặc bí mật kinh doanh của các bên
– Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của toà án được chính xác, công bằng, nhưng lại làm cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại kiến các bên tranh chấp phải chịu bất lợi

Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Trọng tài thương mại: là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo trình tự tố tụng Trọng tài thương mại
 

- Điều kiện:

Tranh chấp được giải quyết bằng Tòa án, ngoại trừ các bên có thỏa thuận về Trọng tài, bao gồm:
- Các tranh chấp về hợp đồng trong kinh doanh giữa các thương nhân cùng có mục đích lợi nhuận
- Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có mục đích lợi nhuận
- Các tranh chấp giữa doanh nghiệp (công ty) với các thành viên của doanh nghiệp, giữa các thành viên của doanh nghiệp với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức nội bộ, tái cấu trúc doanh nghiệp hoặc giải thể doanh nghiệp

- Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng: các bên được chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử (Quyết định của Trọng tài có giá trị thi hành ngay)
- Việc chỉ định trọng tài viên, thành lập Hội đồng trọng tài sẽ giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, kinh nghiệm, am hiểu vấn đề tranh chấp
- Nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai tạo điều kiện cho các bên giữ được uy tín kinh doanh
- Trọng tài nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh Nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài

 

- Trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, nên các quyết định của trọng tài có thể không chính xác, gây thiệt hại đối với một trong các bên tranh chấp
- Hiện tại ở Việt Nam chi phí để giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài khá lớn, không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Khi không được có thoả thuận trọng tài để giải quyết tranh chấp kinh doanh trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết
- Quyết định của Trọng tài không có giá trị thi hành cao như Quyết định, bản ản của Tòa án

 

Chia sẻ:
Copyright © 2018 Văn phòng luật sư Bình Tân