hotline
0908 292 604
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

QUYỀN KHỞI KIỆN CỦA THÀNH VIÊN VÀ CỔ ĐÔNG DOANH NGHIỆP

 

  • Về hình thức khởi kiện

Thành viên có quyền khởi kiện trực tiếp và quyền khởi kiện phái sinh khi thay mặt CTTNHH khởi kiện đối với các hành vi vi phạm của người quản lý quy định tại Điều 72 của Luật Doanh nghiệp 2014. Cũng tương tự như vậy, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền khởi kiện trực tiếp và quyền khởi kiện phái sinh khi thay mặt công ty cổ phần khởi kiện đối với các hành vi vi phạm của người quản lý quy định tại Điều 161 của Luật Doanh nghiệp 2014. Quyền khởi kiện của thành viên và cổ đông chỉ giới hạn ở trách nhiệm dân sự của người quản lý và do vậy, quyền khởi kiện theo Điều 72 và Điều 161 không liên quan đến các loại trách nhiệm khác như trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính.

  • Về yêu cầu với nguyên đơn

Hai câu hỏi pháp lý cơ bản được đặt ra là ai có thể là nguyên đơn và cần đáp ứng yêu cầu gì để có thể là nguyên đơn?

Thứ nhất: Về nguyên đơn. 

Trong trường hợp quyền khởi kiện phát sinh trên cơ sở trực tiếp, nguyên đơn là bản thân thành viên hoặc cổ đông chịu thiệt hại.

Nếu nguyên đơn là chính bản thành thành viên hoặc cổ đông thì về mặt pháp lý để khởi kiện sẽ không có khó khăn gì. Thành viên hoặc cổ đông có thể tự mình nộp đơn khởi kiện mà không cần có sự tham gia của công ty. Nếu công ty cũng cần là nguyên đơn hoặc tham gia với tư là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, vấn đề sẽ trở lên phức tạp hơn vì công ty có thể không muốn tham gia vào vụ kiện (hoặc nếu muốn cũng khó có thể tham gia vù các người quản lý sẽ khó hợp tác thực hiện các thủ tục khởi kiện chính họ). Chưa có luật và bản án của Việt Nam làm rõ vấn đề ai là nguyên đơn trong vụ kiện phái sinh.

*** Yêu cầu đối với nguyên đơn. 

Yêu cầu đối với nguyên đơn khách nhau giữa thành viên Công ty TNHH và Công ty CP.

a. Thành viên CTTNHH. Thành viên khởi kiện cần có tư cách thành viên tại thời điểm khởi kiện. Khác với điều kiện áp dụng cho cổ đông CTCP, không có yêu cầu nào về khoảng thời gian mà thành viên khởi kiện cần có tư cách thành viên trước thời điểm khởi kiện cũng như tỉ lệ phần trăm phần vốn góp tối thiểu của thành viên đó. Cho dù thành viên chỉ góp một đồng vào vốn điều lệ công ty thì cũng có quyền khởi kiện. Không có quy định về việc thành viên đó phải có tư cách thành viên tại thời điểm xẩy ra hành vi vi phạm. Có thể kết luận là nguyên đơn có thể không phải là thành viên tại thời điểm xẩy ra vi phạm nhưng nếu có tư cách thành viên tại thời điểm khởi kiện thì vẫn có quyền khởi kiện.

b. Cổ đông CTCP. CTCP thường có nhiều cổ đông hơn số thành viên CTTNHH và Luật Doanh nghiệp 2014 có sự phân biệt về yêu cầu đối với nguyên đơn giữa thành viên CTTNHH và cổ đông CTCP. Cổ đông khởi kiện (cho dù trên cơ sở trực tiếp hoặc phái sinh) cần có tư cách cổ đông tại thời điểm khởi kiện và đã phải sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông của công ty liên tục ít nhất 6 tháng trước ngày khởi kiện. Cổ đông nắm dưới 1% tổng số cổ phần phổ thông của công ty các nhóm với các cổ đông khác đạt đủ tỉ lệ 1% để có tư khách khởi kiện. Không có quy định về việc cổ đông đó phải có tư cách cổ đông tại thời điểm xẩy ra hành vi vi phạm. Có thể kết luận là nguyên đơn có thể không phải là cổ đông tại thời điểm xẩy ra vi phạm nhưng nếu có tư cách cổ đông tại thời điểm khởi kiện thì vẫn có quyền khởi kiện.

Thứ hai: Bị đơn.

 Trong CTTNHH hai thành viên trở lên, bị đơn trong một vụ kiện trực tiếp và phái sinh của thành viên khá rộng, bao gồm chủ tịch hội đồng thành viên, (tổng) giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cả những người quản lý khác của CTNTHH. Về bản chất, bị đơn chỉ bao gồm người quản lý trong CTTNHH. Bị đơn không bao gồm các bên thứ ba ngoài công ty.

Trong CTCP, bị đơn trong một vụ kiện trực tiếp và phái sinh chỉ giới hạn ở thành viên hội đồng quản trị và (tổng) giám đốc CTCP. Khác với trường hợp CTTNHH, bị đơn không bao gồm các người quản lý khác. Bị đơn cũng không bao gồm các bên thứ ba ngoài công ty.

  • Về cơ sở khởi kiện

Hành vi vi phạm của người quản lý là cơ sở khởi kiện trong một vụ kiện trực tiếp hoặc phái sinh. Hành vi vi phạm chủ yếu là việc vi phạm trách nhiệm của người quản lý. Các hành vi vi phạm bao gồm:

  • không thực hiện đúng các quyền và nhiệm vụ được giao;
  • không thực hiện đúng quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Đại hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
  • thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật hoặc điều lệ công ty;
  • sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác;
  • lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác; và
  • vi phạm trong “các trường hợp khác” theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

Ngoài các trường hợp vi phạm theo quy định tại Điều 72 và Điều 161 của Luật Doanh nghiệp 2014, điều lệ của công ty có thể quy định các loại vi phạm khác nhau của người Quản lý CTNTHH hoặc CTCP làm phát sinh quyền khởi kiện trực tiếp hoặc phái sinh của thành viên CTTNHH hoặc CTCP.

Một điều cần lưu ý là Điều 72 và Điều 161 không yêu cầu khi thành viên khởi kiện người quản lý nhân danh công ty, công ty phải chịu thiệt hại từ hành vi vi phạm của người quản lý. Thiệt hại của công ty và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại không phải là một điều kiện cho quyền khởi kiện. Đứng từ góc độ thực tế, cho dù không có yêu cầu này thì để chứng minh và yêu cầu đền bù thiệt hại, thành viên khởi kiện cần chứng minh thiệt hại của công ty và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của người quản lý và thiệt hại của công ty.

  • Về quyền ưu tiên khởi kiện của công ty

Trong vụ kiện phái sinh, thành viên hoặc cổ đông khởi kiện không cần thông báo trước cho công ty về việc mình khởi kiện và dành quyền ưu tiên cho công ty khởi kiện người quản lý nếu công ty muốn. Do vậy, công ty có thể không biết việc thành viên hoặc cổ đông khởi kiện người quản lý công ty. Công ty sẽ không có cơ sở gì để chấm dứt hành vi khởi kiện của thành viên hoặc cổ đông trừ khi chính bản thân công ty quyết định khởi kiện thành viên hoặc cổ đông vi phạm. Nếu không tự mình khởi kiện, công ty không có cơ sở rõ ràng theo luật để chấm dứt hoặc làm ảnh hưởng đến việc khởi kiện của thành viên hoặc cổ đông (ví dụ trên cơ sở vụ kiện không phục vụ vì lợi ích công ty đã có xử lý người quản lý thông qua các biện pháp phi tố tụng như đền bù thiệt hại theo thỏa thuận giữa công ty và người quản lý).

  • Về quyền của thành viên hoặc cổ đông khởi kiện và công ty trong quá trình vụ kiện

Luật Doanh nghiệp 2014 chưa làm rõ quyền của thành viên hoặc cổ đông khởi kiện và công ty trong trường hợp vụ kiện phái sinh. Do thành viên hoặc cổ đông chỉ có quyền khởi kiện trách nhiệm dân sự nên về lý thuyết thành viên hoặc cổ đông chỉ có quyền nhân danh công ty yêu cầu người quản lý đền bù thiệt hại cho công ty. Thành viên hoặc cổ đông chỉ có quyền nhân danh công ty yêu cầu người quản lý đền bù thiệt hại cho công ty. Thành viên hoặc cổ đông có lẽ sẽ không có quyề n yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm (nếu hành vi còn đang tiếp diễn). Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định về quyền của thành viên hoặc cổ đông trong việc thỏa thuận với người quản lý về việc đền bù thiệt hại (ví dụ, một thỏa thuận như vậy có cần sự chấp thuận của tòa án hay công ty hay không).

Chi phí khởi kiện trong trường hợp thành viên hoặc cổ đông khởi kiện nhân danh công ty được tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên hoặc cổ đông khởi kiện bị bác yêu cầu khởi kiện. Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định cụ thể về chi phí khởi kiện bao gồm những loại chi phí nào và đặc biệt là điều kiện để chi phí khởi kiện được công nhận. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của thành viên hoặc cổ đông khởi kiện vì thành viên hoặc cổ đông không muốn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với chi phí khởi kiện trong trường hợp khởi kiện nhân danh công ty.

Bài viết có tham khảo “Pháp luật về Doanh nghiệp” của tác giả Trương Nhật Quang.

Bài viết này mục đích cho bạn đọc tham khảo, nếu muốn được trao đổi chuyên sâu hơn nữa về vụ việc của bạn, vui lòng liên hệ đến số HOTLINE 0908.292.604 để được luật sư giải đáp, hỗ trợ.

Chia sẻ:
Copyright © 2018 Văn phòng luật sư Bình Tân.All Rights Reserved. Design by NiNa Co.,Ltd