Trong bản thỏa thuận giữa mẹ em và các con của dì có điều kiện là rút đơn khởi kiện, không được kiện lại và đưa cho mẹ em số tiền 30 triệu. Hai bên đã ký vào thảo thuận và trước sự chứng kiến của cán bộ tổ dân phố, mẹ em có nói miệng là thỏa thuận này chỉ có hiệu lực 2 tháng và phải xây hàng rào ngăn cách. Các con của dì cũng đồng ý với thỏa thuận trên. Song hết 2 tháng, con của dì vẫn không công chứng bản thỏa thuận, không giao đủ tiền và xây hàng rào ngăn cách. Do mẹ em cũng chưa nhận bất kỳ khoản tiền nào từ con dì nên mẹ không muốn thực hiện thỏa thuận nữa. Vậy việc mẹ em không thực hiện thỏa thuận có vi phạm pháp luật không và con dì có thể khởi kiện mẹ em được không?
Trong trường hợp này, bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa mẹ bạn và các con của dì chưa được công chứng, chứng thực.
Theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014 về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:
Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì văn bản thỏa thuận phân chia di sản nói trên phải được công chứng để có giá trị về mặt pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho đôi bên.
Vì chưa được đảm bảo về mặt pháp lý nên thỏa thuận phân chia tài sản này vô hiệu. Mẹ bạn có thể không thực hiện theo bản thỏa thuận. Nếu như muốn tiến hành thỏa thuận phân chia di sản lại thì mẹ bạn và con dì bạn phải tiến hành đến cơ quan công chứng chứng thực bản thỏa thuận trên. Nếu muốn thêm thời gian thực hiện thỏa thuận cũng như xây hàng rào thì mẹ bạn phải thêm vào điều khoản của bản thỏa thuận để các điều khoản này có giá trị pháp lý.
- Dịch Vụ Luật Sư Riêng Cho Tổ Chức, Cá Nhân
- Dịch Vụ Luật Sư Hình Sự Tại Luật Bình Tân
- Dịch Vụ Luật Sư Nội Bộ - Cần Sử Dụng Hay Không?
- Dịch Vụ Luật Sư Uy Tín - Trách Nhiệm
- Nên Sử Dụng Dịch Vụ Luật Sư Thừa Kế Không?
- Dịch Vụ Luật Sư Gia Đình Uy Tín Tại TPHCM
- Dịch Vụ Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Trọn Gói - Uy Tín
- Dịch Vụ Luật Sư Tư Vấn Thuế Cá Nhân & Doanh Nghiệp