A. Thủ tục cần thực hiện trước khi thành lập doanh nghiệp
Tại khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư 2014 có định nghĩa như sau: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.”
Tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2014 có quy định:
“1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.”
Căn cứ theo quy định trên của pháp luật thì đối với trường hợp muốn hợp tác với một doanh nghiệp nước ngoài để cùng tiến hành một dự án mới thì phải tuân theo quy định của pháp luật đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Đầu tiên, nhà đầu tư phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định tại Điều 22 Luật đầu tư 2014 như sau:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật đầu tư 2014;
- Hình thức đầu tư, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, bên đối tác nước ngoài hợp tác với công ty của Quý khách phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quý khách cần tham khảo xem dự án của mình là do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định (có ba cơ quan có thẩm quyền đó là Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Tùy theo dự án của Quý khách thuộc vào cơ quan nào có thẩm quyền quyết định mà thủ tục sẽ được tiến hành theo quy định riêng.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp của Quý khách và doanh nghiệp tối tác nước ngoài có thể thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới theo loại hình doanh nghiệp mong muốn.
B. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
- Hồ sơ cần chuẩn bị:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm những thành phần sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn);
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần);
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên/cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
(Đối với thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần đã nêu trên tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, sau đó sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp Phòng đăng ký kinh doanh từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết.
Bước 3: Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đến nhận kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
C. Các thủ tục kèm theo
Như thông tin Quý khách cung cấp, vì doanh nghiệp của Quý khách góp vốn bằng tài sản nên Quý khách phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản từ doanh nghiệp của Quý khách sang doanh nghiệp mới thành lập.
Ngoài ra, vì doanh nghiệp mới sẽ do người của doanh nghiệp nước ngoài đảm nhiệm chức vụ giám đốc, nên cũng phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động.
- QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- QUYỀN THỪA KẾ VÀ CHIA DI SẢN THỪA KẾ
- TRANH CHẤP QUYỀN THỪA KẾ ĐỒI VỚI MẢNH ĐẤT ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ.
- KỸ NĂNG ĐẶC THÙ TRONG TIẾP XÚC, TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG TRONG TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH.
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
- ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ LẦN ĐẦU GẮN VỚI THÀNH LẬP CHI NHÁNH TẠI VIỆT NAM
- THÀNH LẬP MỚI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
- TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY HÔN