hotline
0908 292 604
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Thứ nhất, kiểm tra/xác định quan hệ pháp luật tranh chấp:

Việc xác định chính xác quan hệ pháp luật  tranh chấp giúp định hướng được văn bản pháp luật sẽ được áp dụng. Ngoài ra, còn là cơ sở nghiên cứu các vấn đề tố tụng của vụ án, bởi vì các quan hệ pháp luật tranh chấp khác nhau thì thủ tục tiền tố tụng cũng có sự khác nhau nhất định.

Thứ hai, nghiên cứu các vấn đề tố tụng:

- Thời hiệu khởi kiện

Theo quy định tại khoản 2, điều 184 BLTTDS 2015, Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện, trước hết Luật sư cần xác định xem một hoặc các bên đã có yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết vụ án hay chưa. Trường hợp đã có yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện của một trong hai bên đương sự, Luật sư cần căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, các tài liệu có liên quan trong hồ sơ vụ án để xác định vụ tranh chấp còn thời hiệu khởi kiện không.

Như vậy, cần xác định chính xác thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện trong vụ tranh chấp. Tùy từng vụ tranh chấp mà thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện khác nhau.

- Thủ tục tiền tố tụng:

Theo quy định của BLTTDS 2015, phạm vi các tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án rất rộng. Ngoài các tranh chấp lao động (tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền), Tòa án còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khác nhau như tranh chấp liên quan đến lao động, tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp , tranh chấp giữa viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong số những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Điều 32 BLTTDS năm 2015, tranh chấp lao động cá nhân (trừ một số tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại khoản 1 điều 201 Bộ luật Lao động 2012 và khoản 1 Điều 32 BLTTDS năm 2015) và tranh chấp lao động tập thể về quyền bắt buộc phải giải quyết qua thủ tục tiền tố tụng trước khi khởi kiện đến Tòa án. 

Với các tranh chấp liên quan đến lao động (tranh chấp về học nghề, tập nghề; tranh chấp về cho thuê lại lao động; tranh chấp về công đoàn, kinh phí công đoàn; tranh chấp về an toàn; vệ sinh lao động); tranh chấp về bồi thường thietj hại do đình công bất hợp pháp; tranh chấp giữa viên chức đơn vị sự nghiệp công lập;... pháp luật không bắt buộc các bên phải hòa giải theo thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động trước khi khởi kiện đến Tòa án.

- Vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba, nghiên cứu nội dung tranh chấp

Khi nghiên cứu nội dung tranh chấp giữa các bên, tùy từng tranh chấp giữa các bên, tùy từng vụ tranh chấp cũng như yêu cầu khời kiện/ yêu cầu phản tố của các bên mà Luật sư cần nghiên cứu các vấn đề khác nhau. 

  • Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
  • Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
  • Tranh chấp kỷ luật lao động.
  • Tranh chấp về hoàn trả chi phí đào tạo.
Chia sẻ:
Copyright © 2018 Văn phòng luật sư Bình Tân.All Rights Reserved. Design by NiNa Co.,Ltd