hotline
0908 292 604
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

 

 
 

Vai trò của luật sư, luật sư giỏi trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành với nhiều quy định tiến bộ, khẳng định rõ và nâng cao vị thế, vai trò của luật sư luật sư giỏi trong hoạt động tố tụng, nhất là vai trò tranh tụng từ giai đoạn trước khi khởi tố vụ án (thường gọi là giai đoạn tiền tố tụng), khởi tố bị can (giai đoạn một người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố) đến giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, truy tố và xét xử. Bài viết này bàn luận về vai trò của luật sư, luật sư giỏi, luật sư tham gia tố tụng, luật sư bào chữa, đặc biệt là vai trò tranh tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như quyền tham gia tố tụng, quyền bình đẳng với những người tham gia tranh tụng tại phiên tòa, chức năng bào chữa cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự….

Ở nước ta, trong một thời gian dài vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng chưa được quan tâm chú trọng. Kể từ khi Pháp lệnh về luật sư năm 1987, Luật Luật sư năm 2006 và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị bàn về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” được ban hành, vai trò của luật sư, luật sư giỏi trong vụ án hình sự mới thực sự được ghi nhận. Đây thực sự là những văn bản pháp lý quan trọng ghi nhận vai trò và địa vị pháp lý của luật sư giỏi trong hoạt động xét xử, đặt nhiệm vụ cho cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm hoạt động của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...”; “việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa… để đề ra những bản án, quyết định đúng pháp luật”; “các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư giỏi tranh luận dân chủ tại phiên tòa”. Bị can, bị cáo hoặc thân nhân của bị can, bị cáo đã chủ động tìm đến luật sư, luật sư giỏi để được tư vấn, nhờ bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình và người thân của họ.
Có thể nói, vai trò của luật sư, luật sư giỏi trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng của luật sư, luật sư giỏi tại phiên tòa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Luật sư giỏi còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng pháp luật, tránh những vụ án oan, sai, góp phần tích cực vào tiến trình cải cách tư pháp do Bộ Chính trị đề ra.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015, có nhiều quy định tiến bộ nhằm nâng cao vị thế, vai trò và quyền của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng nói riêng.

1.Luật sư tham gia tố tụng trong giai đoạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm.

Đây là một quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, chấm dứt việc cơ quan tiến hành tố tụng thường không cho luật sư tham gia trong giai đoạn này như trước đâyGiai đoạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm là giai đoạn trước khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Đây là giai đoạn một người bị tố giác phạm tội, bị kiến nghị khởi tố. Theo quy định tại Điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tại giai đoạn này luật sư tham gia với tên gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Điều luật này quy định cụ thể như sau:

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:

a) Luật sư;

b) Bào chữa viên nhân dân;

c) Người đại diện;

d) Trợ giúp viên pháp lý.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có nghĩa vụ:

a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;

b) Giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

2. Luật sư tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.

Trong các giai đoạn này, luật sư luật sư giỏi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa. Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật sư có quyền và nghĩa vụ như sau:

1. Người bào chữa có quyền:

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;

c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;

đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong hoạt động tố tụng, luật sư có chức năng gỡ tội cho bị can, bị cáo luôn đối lập với chức năng buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng về mặt ý nghĩa pháp lý lại đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan công bằng, đúng pháp luật, tránh cách nhìn phiến diện một chiều luôn buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng. Việc quy định bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết qủa kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết qủa tranh tụng tại phiên tòa”. Luật sư khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa có quyền bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng khác, đưa ra chứng cứ, lý lẽ, suy đoán có cơ sở pháp lý, đúng pháp luật làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự, nhằm giảm nhẹ hình phạt hoặc gỡ tội cho bị can, bị cáo. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là trung tâm đánh giá chứng cứ, đối chất giữa những người tham gia tố tụng một cách công bằng, dân chủ, đó cũng là nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về ghi nhận và “bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo”. Vai trò của luật sư dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền bào chữa của bị can, bị cáo, luật sư là người tham gia tố tụng, có vai trò thực hiện chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan, sai cho người vô tội.
Có thể khẳng định rằng, vai trò của luật sư được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc tranh tụng tại phiên tòa. Điều này đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng, không còn định kiến như quan niệm trước đây là “án tại hồ sơ”, mọi kết luận đều dựa trên hồ sơ của cơ quan tiến hành tố tụng. Việc xác định sự thật của vụ án được quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
3. Nâng cao vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa 
Tranh tụng của luật sư tại phiên tòa là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tiếp tục ghi nhận, nâng cao vai trò tranh tụng của luật sư tại phiên tòa. Để đảm bảo việc tranh tụng hiệu quả, thuyết phục được những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa, bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho thân chủ, chúng tôi cho rằng luật sư cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án; nghiên cứu bản cáo trạng; nghiên cứu kết luận điều tra của cơ quan điều tra; nghiên cứu văn bản pháp luật liên quan tới vụ án; nghiên cứu văn bản tố tụng; nghiên cứu về tài liệu liên quan tới vụ án; nghiên cứu vấn đề giám định; các loại văn bản giấy tờ chứng cứ của bị can, bị cáo; nghiên cứu các tài liệu; nghiên cứu các lĩnh vực khoa học có tính chất gần, liên quan. Luật sư là người nắm rõ và tổng hợp được tất cả những vấn đề của vụ án, có sự đánh giá, phân tích khách quan đến từng chi tiết chứng cứ, tìm ra những mâu thuẫn trong lời khai, minh chứng là cơ sở để lập luận bảo vệ cho thân chủ của mình tại phiên tòa.
Thứ hai, cần gặp gỡ trao đổi với bị can, bị cáo, đặt ra các câu hỏi để hướng bị can, bị cáo nhớ, tường thuật lại tình tiết xảy ra trong vụ án, trả lời một cách trung thực, khách quan; bên cạnh đó cũng cần phải có kiến thức, kinh nghiệm trong việc hỏi, lấy lời khai khi tham gia tiếp xúc gặp gỡ bị can, bị cáo; có kinh nghiệm sử dụng các thiết bị để lưu trữ các thông tin do bị can, bị cáo cung cấp.
Thứ ba, cần thu thập được các tài liệu chứng cứ liên quan tới vụ án, đặc biệt cần nắm bắt được những chứng cứ quan trọng nhằm gỡ tội hoặc giảm nhẹ tội cho thân chủ trên tinh thần tuân thủ pháp luật, không đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp của luật sư; có kinh nghiệm tổng hợp và chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa kỹ lưỡng như: Chuẩn bị những luận cứ quan trọng để bảo vệ cho thân chủ; chuẩn bị được câu hỏi, chiến thuật hỏi để tham gia quá trình tranh tụng; chuẩn bị các tài liệu liên quan tới vụ án; luật sư cũng cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt và kỹ năng hùng biện tranh tụng lôi cuốn, thuyết phục sự chú ý của người tiến hành tố tụng bằng các lập luật vững chắc, chứng cứ xác đáng nhằm làm có lợi cho thân chủ mà luật sư tham gia bảo vệ.
Thứ tư, trong quá trình tham dự phiên tòa luật sư phải có chiến thuật trong việc nêu câu hỏi và đặt câu hỏi hướng vào các tình tiết khách quan, chứng cứ có lợi cho thân chủ được bảo vệ. Luật sư phải thực sự linh hoạt, ứng biến trong các tình huống diễn biến tại phiên tòa; luật sư có chiến thuật vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức pháp lý vận dụng theo hướng có lợi nhất để bảo vệ cho thân chủ; có chiến thuật trong việc đưa ra các câu hỏi cho người làm chứng để họ cung cấp các thông tin một cách chính xác, khách quan, chất vấn những tình tiết trong vụ án có tính chất mâu thuẫn bất hợp lý vận dụng để bảo vệ cho thân chủ.
Thứ năm, luật sư cần phải được đào tạo kỹ càng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tranh tụng. Nhà nước có chính sách hợp lý, đãi ngộ chú trọng công tác đào tạo luật sư giỏi, để làm thay đổi nhận thức hiện nay đối với giới luật sư. Kiến tạo được cán cân công bằng giữa luật sư phải thực sự bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng khác, có như vậy mới khách quan, công bằng, tránh được những vụ án oan sai như báo chí đưa ra trong thời gian gần đây.


 
Chia sẻ:
Copyright © 2018 Văn phòng luật sư Bình Tân.All Rights Reserved. Design by NiNa Co.,Ltd