hotline
0908 292 604
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN TỐ TỤNG
Nghị quyết 49 ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 chỉ rõ: “xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh”

Hoàn thiện chế định về người bào chữa, người tham gia tố tụng - Luật sư tham gia tố tụng, đảm bảo quyền con người, quyền bình đẳng của các bên trong tranh tụng là yêu cầu của cải cách tư pháp hiện nay. Nghị quyết 49 ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 chỉ rõ: “xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng  theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh”. Để cơ cơ sở nghiên cứu, tham khảo, chúng tôi xin giới thiệu một số nội dung cơ bản về quyền, vị trí, trách nhiệm của một số chủ thể  tham gia tố tụng quan trọng trong Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Đức. 

luat su tham gia to tung

 Luật tố tụng hình sự Đức không có định nghĩa về người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng. Các đối tượng tham gia vào quan hệ tố tụng để giải quyết vụ án đều là chủ thể tham gia tố tụng. Tùy theo từng loại người có những vai trò khác nhau trong tố tụng hình sự mà pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của họ phải tham gia vào giải quyết vụ án. Trong phạm vi bài viết này, không giới thiệu tất cả các chủ thể tham gia tố tụng mà chỉ đề cập một số người tham gia tố tụng, là đối tượng trung tâm của tố tụng hình sự  như bị can, bị cáo, người bị hại và người đại diện bảo vệ quyền lợi cho họ,  người có  quyền, nghĩa vụ pháp lý tham gia tố tụng như người giám định, người làm chứng nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan, đúng đắn. - luật sư tư vấn pháp luật

1. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo - luat su tham gia to tung

 Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự thì bị can là người đã có quyết định truy tố, bị cáo là người đã có quyết định đưa ra xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Đức và các Luật cơ bản quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của người bị tình nghi, bị can, bị cáo (gọi tắt là bị can, bị cáo), đảm bảo họ không bị đối xử như đối tượng của trấn áp hình sự. Các quyền cơ bản của công dân đều được Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể và chặt chẽ. Trong các giai đoạn tố tụng, bị can, bị cáo có quyền được trình bày ý kiến, khai báo, chỉ ra các tình huống có lợi cho sự biện hộ liên quan đến tội trạng của mình và bác bỏ mọi nghi ngờ chống lại mình (Điều 136). Bị can, bị cáo có quyền tự chọn người bào chữa, có quyền có mặt trong quá trình thu thập chứng cứ khác (bị hạn chế trong giai đoạn tiền xét xử), làm đơn yêu cầu  thu thập chứng cứ, tự mời nhân chứng và các chuyên gia giám định, phản đối, từ chối thẩm phán, quyền kháng cáo phúc thẩm, yêu cầu phiên dịch nếu không hiểu được ngôn ngữ chính thức hoặc không tự mình trình bày bằng ngôn ngữ đó được. Về trình tự, thủ tục, bị can, bị cáo có quyền tham gia một cách tích cực vào tiến trình tìm ra sự thật về vụ án bằng cách đặt câu hỏi, kể cả cho các nhân chứng và chuyên gia giám định, đưa ra đề nghị hay lời khai (Điều 257, 258 ), yêu cầu thu thập thêm bằng chứng (Điều 244, 245, 246). Một số quyết định nhất định chỉ có bị can, bị cáo mới được thực hiện như quyền giữ im lặng, không khai báo dẫn đến tự buộc tội chính mình và quyền quyết định có kháng cáo hay không. Bị can, bị cáo có thể từ chối trả lời câu hỏi. Trường hợp bị can, bị cáo quyết định khai báo thì lời khai của họ chỉ có thể sử dụng làm chứng cứ khi họ không bị cưỡng bức hay lừa gạt. Pháp luật nghiêm cấm việc cảnh sát, công tố viên hay thẩm phán ở giai đoạn tiền xét xử tìm mọi cách buộc bị cáo phải khai báo trái với ý nguyện trong quá trình thẩm vấn. Điều 136a BLTTHS quy định các phương pháp bị cấm khi hỏi cung bị can, bị cáo là đối xử tàn tệ, gây mệt mỏi, can thiệp về thể chất, sử dụng thuốc, hành hạ, lừa dối, thôi miên, đe doạ bị can bằng những biện pháp không được pháp luật cho phép như đưa ra lời hứa hẹn về những thuận lợi không được pháp luật quy định, hoặc thực hiện các biện pháp gây ảnh hưởng tới trí nhớ hoặc khả năng hiểu của anh ta. Những lời khai có được do vi phạm điều cấm sẽ không được sử dụng, ngay cả khi bị can, bị cáo đồng ý việc sử dụng chúng luật sư tư vấn pháp luật
Bị can, bị cáo được hưởng một số quyền như quyền loại trừ chứng cứ phạm tội nếu quá trình thu thập chứng cứ bị vi phạm. Việc thẩm vấn bị can, bị cáo phải tuân theo nguyên tắc, khi thẩm vấn về tình trạng cá nhân chỉ hạn chế trong những thông tin cần thiết để nhận dạng, danh tính. Trước khi thẩm vấn, bị can, bị cáo phải được thông báo về tội trạng mình bị cáo buộc và điều khoản có liên quan đến tội trạng đó trong Bộ luật hình sự; được thông báo về quyền giữ im lặng; quyền chọn Luật sư bào chữa, quyền đề nghị và tham gia tích cực vào việc thu thập chứng cứ gỡ tội (Điều 136(2)). Các chứng cứ liên quan đến bị can, bị cáo không được chấp nhận nếu họ không được thông tin về quyền được im lặng khi bị lấy lời khai. Họ cũng có thể chính thức yêu cầu đưa ra bằng chứng hoặc đề nghị Toà án xem xét chứng cứ đưa ra. 
Việc bắt, thu giữ, khám người phải được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người và nguyên tắc về tính tương xứng. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải hợp tác tích cực mà đơn thuần chỉ phải kiềm chế kháng cự, chống đối. Tuy nhiên lời khai của bị can, bị cáo cũng được coi là nguồn chứng cứ, đặc biệt trong trường hợp tự thú thì lời khai của họ là cơ sở cho việc đánh giá chứng cứ của Toà án.  
 Trong giai đoạn tiền xét xử, bị can có thể được tư vấn pháp lý vào bất cứ thời điểm nào. Luật sư biện hộ có quyền có mặt khi Thẩm phán, Công tố viên thẩm vấn bị can, bị cáo. Khi cảnh sát thẩm vấn thì luật sư biện hộ không được phép có mặt, trừ trường hợp được cảnh sát cho phép. Nếu bị cáo không được thông báo về những nội dung trên, chứng cứ buộc tội anh ta có thể bị loại bỏ, trừ phi bị cáo biết rõ quyền của mình hoặc chấp thuận các chứng cứ đó trước Toà. Mọi cuộc thẩm tra, hỏi cung bị cáo hay nhân chứng phải được lập biên bản để làm chứng cứ trước tòa.
Khía cạnh quan trọng nhất trong tố tụng hình sự Đức là bảo vệ quyền bí cá nhân của bị cáo, đảm bảo cân bằng giữa quyền giữ bí mật cá nhân với quyền được thông tin của cơ quan thông tin đại chúng. Lời cung của người làm chứng, lời thú tội của bị can, bị cáo bằng băng ghi âm điện thoại bất hợp pháp sẽ không được Toà án chấp nhận. Việc ghi âm, ghi băng hình bị cấm trong khi xét xử. Điều 169 Luật Toà án quy định cấm tường thuật qua sóng phát thanh, truyền hình các phiên toà xét xử, chỉ cho phép chụp ảnh cho báo chí, ghi âm, quay phim trước và sau khi xét xử tại phòng xử chính thức, chụp quan cảnh toà nhà xét xử từ bên ngoài. Toà án có quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ bị cáo khỏi công luận quá mức. Nhằm mục đích bảo vệ bị cáo, nhân chứng hoặc để bảo vệ an ninh công cộng, phiên tòa có thể không có sự tham dự của công chúng nói chung hay một số đối tượng nói riêng. Trước khi kết tội, giả định vô tội được quy định tại Điều 6 Công ước châu Âu về quyền con người được cân nhắc để bảo vệ bí mật cá nhân của bị cáo.  Các phiên tòa xử tội phạm vị thành niên thông thường được xử kín (Điều 48 (1) Luật Toà án vị thành niên; Điều 164, Luật Tòa án). 
Bị cáo có quyền được xét xử và được xét xử một cách công bằng.  Bị cáo có quyền nhận được tất cả những hỗ trợ cần thiết để tự bảo vệ, bao gồm quyền có một Luật sư do mình lựa chọn và quyền được trợ giúp pháp lý trong các vụ án nghiêm trọng, quyền được thể hiện, chứng minh sự vô tội của mình tại phiên toà xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc xét xử vắng mặt bị cáo là bất hợp pháp (Điều 230) Trình tự, thủ tục xét xử tại phiên toà đều tạo cơ hội cho bị cáo được trình bày ý kiến. Quyết định của Toà án trong phiên toà chính thức được tuyên sau khi nghe ý kiến của các bên tham gia phiên toà (Điều 33).  
Bị can, bị cáo có nghĩa vụ có mặt theo triệu tập của Công tố viên nhà nước hoặc Thẩm phán nhưng không có nghĩa vụ đối với giấy triệu tập của cảnh sát. Bị can, bị cáo có thể bị thẩm vấn tại bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn trước khi xét xử và không bị giới hạn thời gian.  Nếu bị can, bị cáo được tại ngoại, anh ta cũng có thể bị cảnh sát, Công tố viên nhà nước hay thẩm phán trước phiên toà đến gặp hoặc triệu tập để thẩm vấn. Khi cảnh sát thẩm vấn thì luật sư bảo vệ không có quyền có mặt trừ trường hợp được cảnh sát cho phép.

  2. Người  bào chữa - luật sư tham gia tố tụng

Điều 137 Bộ luật tố tụng hình sự Đức quy định  bị can, bị cáo có thể yêu cầu luật sư bào chữa tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nhưng tối đa không quá ba người. Luật sư có nghĩa vụ hành động trong khuôn khổ pháp luật, tôn trọng sự thật khi đưa ra thông tin trước Toà, không để khách hàng của mình trốn tránh pháp luật và không được tự mình giả mạo chứng cứ hoặc giúp đỡ khách hàng của mình giả mạo chứng cứ. Tuy nhiên, không giống như Công tố viên,Luật sư không có nghĩa vụ hành động một cách khách quan, do đó, họ chỉ cần đưa ra những chứng cứ và những luận điểm có lợi cho khách hàng và trợ giúp khách hàng trong việc đòi hỏi quyền lợi của khách hàng - luat su tu van phap luat
Luật sư bào chữa tham gia tố tụng theo yêu cầu của bị can, bị cáo hoặc trong trường hợp chỉ định. Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự quy định các trường hợp người bào chữa phải bắt buộc tham gia, đó là:
1. Trường hợp bị cáo bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm tại Toà án khu vực hoặc Toà án cấp trên; 
2. Bị can, bị cáo bị truy tố về một tội phạm nghiêm trọng, việc xét xử có thể dẫn đến lệnh cấm làm một công việc nhất định; 
3. Bị can, bị cáo đã bị giam giữ trong thời gian ít nhất là 3 tháng theo quyết định của Toà án và không trả tự do ít nhất là 2 tuần trước khi mở phiên toà xét xử;
4. Bị can, bị cáo đang trong quá trình Toà án xem xét kết luận về tình trạng tâm thần; 
5. Bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam hoặc trường hợp có quyết định thay đổi luật sư tham gia tố tụng. 
Ngoài ra, trong các trường hợp khác, thẩm phán sẽ chỉ định luật sư bào chữa nếu xét thấy sự tham gia của lụât sư là cần thiết vì tính chất nghiêm trọng của tội phạm, tính phức tạp của tình tiết vụ án, hoặc xét thấy căn cứ bị cáo không thể tự bào chữa cho mình, nhất là trường hợp bị cáo là người bị câm, điếc hoặc đối với  vụ án tư tố theo Điều 397a và 406g kh 3, 4, người bị hại đã chỉ định người đại diện hợp pháp cho họ. Trong những trường hợp này, nếu bị can, bị cáo không chọn người bào chữa thì Toà án phải chỉ định luật sư bào chữa cho họ. Việc chỉ định luật sư bào chữa trước giai đoạn xét xử do cơ quan công tố chỉ định, còn giai đoạn tiếp theo do Toà án thụ lý vụ án hoặc Thẩm phán xét xử chỉ định ( Điều 141). Hiện nay, trong những vụ án phức tạp, các Toà án thường chỉ định thêm một Luật sư “nghĩa vụ” ngoài luật sư đã được bị can, bị cáo chọn, nhằm tránh trường hợp Luật sư đã được chọn từ bỏ việc bào chữa trước khi kết thúc vụ án.
Về việc thay đổi người bào chữa,  Điều 138a quy định : Luật sư  bào chữa sẽ không tham gia tố tụng nếu có căn cứ nghi ngờ ở một mức độ nhất định tại thời điểm  mở phiên toà xét xử rằng có liên quan đến tội phạm là đối tượng của việc điều tra; đã lợi dụng việc thông tin với bị can đang bị cách ly với mục đích thực hiện hành vi phạm tội hoặc gây nguy hại đáng kể cho an ninh nơi giam giữ, hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội mà trong trường hợp bị can bị kết tội sẽ cấu thành hành vi đồng phạm, cản trở công lý hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có. 
 Luật sư bào chữa không được tham gia tố tụng trong vụ án liên quan đến tội phạm theo Điều 129a Bộ luật hình sự, nếu có các tình tiết nghi ngờ anh ta đã hoặc đang thực hiện những hành vi phạm tội quy định  tại khoản (1) điểm 1,2 Điều 138a nêu trên;  khi có các căn cứ cho rằng luật sư bào chữa vi phạm về trách nhiệm, nghĩa vụ của luật sư đối với các tội phản quốc hoặc xâm phạm an ninh đối ngoại theo Điều 94 đến Điều 96, Điều 97a, Điều 100 Bộ luật hình sự  hoặc sự tham gia của luật sư sẽ ảnh hưởng đến an ninh, đối ngoại của nước Cộng hoà Liên bang Đức. Khi bị thay đổi,  các hoạt động tố tụng thuộc quyền và nghĩa vụ của người bào chữa cũng chấm dứt. Việc thay đổi luật sư sẽ được huỷ bỏ ngay sau khi các căn cứ dẫn đến việc thay đổi luật sư  không còn nữa. 
Về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, Luật tố tụng hình sự quy định Luật sư biện hộ có quyền đưa ra lời tư vấn cho khách hàng của mình, có mặt trong quá trình xét xử (trong trường hợp bào chữa theo nghĩa vụ do chỉ định thì điều này là bắt buộc) và được tự mình tiến hành điều tra. Quyền quan trọng nhất của luật sư biện hộ và cũng là quyền đã được mở rộng trên thực tế là quyền được tiếp cận một cách không hạn chế đối với các hồ sơ có liên quan đến việc thẩm vấn bị can, bị cáo, các kết luận của các giám định viên (Điều 168c, d, Điều 147(3)). Điều 147 BLTTHS quy định Luật sư bào chữa có quyền kiểm tra các hồ sơ vụ án mà Toà án có, những hồ sơ sẽ được trình lên Toà án trong trường hợp đã quyết định khởi tố, kiểm tra những chứng cứ đã được thu thập chính thức, kiểm tra việc giám định của chuyên gia. ở tất cả các giai đoạn tố tụng, luật sư bào chữa có quyền kiểm tra các biên bản lấy lời khai bị can, các hoạt động tố tụng điều tra mà luật quy định luật sư phải có mặt hoặc lẽ ra phải có mặt. Luật sư bào chữa có thể được phép mang hồ sơ (ngoại trừ các chứng cứ) về văn phòng hoặc nơi ở của mình để kiểm tra, trừ trường hợp cơ quan công tố hoặc thẩm phán thấy rằng việc mang hồ sơ về của luật sư ảnh hưởng đến đến bí mật điều tra. Quyền cho phép luật sư kiểm tra hồ sơ do Cơ quan công tố quyết định trong giai đoạn trước khi xét xử, các trường hợp khác do Thẩm phán Toà án đã thụ lý hồ sơ quyết định. Cơ quan công tố phải kịp thời huỷ bỏ quyết định không cho phép kiểm tra hồ sơ của lụât sư trước khi vụ án đã kết thúc điều tra, lý do ảnh hưởng đến cuộc điều tra không còn nữa - luat su tham gia to tung
Việc trao đổi giữa lụât sư  bào chữa với bị can, bị cáo có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng, kể cả việc đàm thoại qua điện thoại mà không bị giám sát, kiểm soát và không hạn chế về thời gian, cả khi bị can bị tạm giam trong giai đoạn tiền xét xử (Điều 148, 148a) trừ trường hợp bị can, bị cáo theo quy định thuộc đối tượng bị giám sát (bị điều tra theo tội quy định tại Điều 129a Bộ luật hình sự), thì Toà án thực hiện biện pháp giám sát bằng thiết bị để ngăn ngừa việc trao đổi tài liệu, đồ vật giữa bị can, bị cáo và luật sư bào chữa.  Nhằm bảo vệ bí mật riêng tư giữa Luật sư với khách hàng, Luật sư có quyền từ chối đưa ra chứng cứ và thư từ trao đổi giữa mình với khách hàng và được miễn trừ không bị thu giữ các thư tín đó nếu chúng thuộc quyền sở hữu của mình (Điều 53(1,2), Điều 97(1)). Mọi tài liệu liên quan đến vụ án có thể bị thu giữ bất cứ khi nào được tìm thấy trừ trường hợp tài liệu của Luật sư biện hộ tiếp xúc với thân chủ và các tài liệu thuộc hoạt động nghiệp vụ của luật sư (Điều 148). Trong quá trình xét xử, Luật sư biện hộ có nhiệm vụ bảo đảm các thủ tục tố tụng được tuân thủ đúng đắn cũng như bảo vệ quyền của bị cáo. Luật sư cũng có nhiệm vụ trình ra trước Toà án tất cả các bằng chứng có lợi cho bị cáo, đệ trình và làm đơn yêu cầu cũng như đặt câu hỏi.- Người tham gia tố tụng hình sự
Luật sư và Công tố viên có quyền có mặt và được báo trước về ngày tiến hành thẩm vấn, được phép có mặt khi Thẩm phán thẩm vấn nhân chứng hay chuyên gia giám định, trừ trường hợp xét thấy việc thông báo đó gây bất lợi cho quá trình điều tra (Điều 168).  
Khi cảnh sát tiến hành thẩm vấn, Luật sư không được phép có mặt, trừ phi bị can từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào nếu không có mặt Luật sư. Sự hiện diện của Luật sư do cảnh sát quyết định mặc dù kinh nghiệm thực tế cho thấy Luật sư bào chữa có thể giúp hạn chế sai sót điều tra bằng cách đặt thêm các câu hỏi phụ và khuyến khích thân chủ của mình hợp tác với cảnh sát.
Luật sư biện hộ và bị cáo cũng có quyền chất vấn nhân chứng (Điều 240), đưa ra nhận xét hay tuyên bố. Luật quy định cho phép đối chất nhân chứng trong trường hợp bên công tố và bên biện hộ đề nghị Toà án thực hiện quyền này. Trong trường hợp đó, công tố viên và luật sư biện hộ được độc lập hỏi nhân chứng còn Thẩm phán chỉ có thể đặt thêm câu hỏi bổ sung (Điều 239). 

3. Người làm chứng - LUAT SU THAM GIA TO TUNG

Người làm chứng được quy định thành một chương riêng (chương VI) trong Bộ luật tố tụng hình sự Đức. Bất kỳ ai cũng có thể là nhân chứng, trừ bị cáo và đồng phạm.Chứng cứ nghe nói lại có thể được thừa nhận nhưng phải được thẩm tra một cách thận trọng. Người làm chứng có 3 nghĩa vụ chính:  Ra trình diện trước Công tố viên hoặc Thẩm phán; Làm chứng một cách trung thực (nếu không có đặc quyền từ chối làm chứng) và  xác nhận lời làm chứng của mình bằng cách tuyên thệ trước Thẩm phán (nếu không thuộc trường hợp ngoại lệ không phải tuyên thệ). Nếu người làm chứng vắng mặt không có lý do chính đáng, họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự quy định hậu quả của việc người làm chứng vắng mặt. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm đối với chi phí do việc vắng mặt gây ra, đồng thời phải chịu một khoản tiền phạt bắt buộc. Tuỳ từng trường hợp mà họ có thể bị tạm giam hoặc cưỡng chế ra làm chứng lần thứ hai trước Toà - luat su tham gia to tung
 Người làm chứng được bảo vệ một số quyền nhất định. Bộ luật tố tụng hình sự quy định nguyên tắc không được phép suy luận bất lợi đối với việc từ chối khai báo của người làm chứng. Người làm chứng có quyền từ chối làm chứng trong một số trường hợp sau: 
Một là, người thân hoặc họ hàng của bị cáo  có thể từ chối đưa ra chứng cứ  nếu thấy rằng việc đó có thể dẫn đến xung đột, ảnh hưởng tới việc thực hiện bổn phận đạo đức của họ. Đó là vợ chồng (kể cả khi hôn nhân không còn tồn tại), vợ chồng chưa cưới và những người trong quan hệ trực hệ hoặc quan hệ theo hôn nhân, quan hệ hàng bệ ở hàng thứ ba (như cha mẹ, con cái, ông bà, cụ kị, cháu chắt, anh chị em ruột và con cái của họ) hoặc có quan hệ theo hôn nhân ở hàng thứ hai với bị can, bị cáo. Những mối quan hệ từ hôn nhân như thông gia cũng có đặc quyền này nhưng hạn chế hơn (Điều 52).
Hai là, những người làm ở một số nghề nghiệp luật định được quyền từ chối đưa ra chứng cứ vì lý do bí mật nghề nghiệp. Quy định này được áp dụng đối với linh mục, Luật sư, bác sỹ và các cộng sự của họ (Điều 53). Nhà báo và những người có liên quan đến việc sản xuất hoặc phát hành báo chí, ấn phẩm xuất bản định kỳ khác, những người thi hành một số nhiệm vụ công như thành viên của các cơ quan lập pháp (thành viên của Quốc hội liên bang, Quốc hội bang hoặc cơ quan lập pháp cấp hai liên quan đến những người nắm giữ thông tin vì chức năng của họ) cũng có thể được hưởng quyền này. Những người này có quyền giữ im lặng đối với những vấn đề cụ thể liên quan đến chuyên môn hay thẩm quyền của họ. Pháp luật không yêu cầu  Thẩm phán và những người thẩm vấn khác phải cảnh báo trước cho họ về quyền được từ chối khai báo và những lời khai được coi là vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật nghề nghiệp vẫn được coi là chứng cứ vì đây là những đối tượng được coi là tự biết được quyền của mình.
Ba là, viên chức nhà nước, gồm các Thẩm phán và những người làm việc tại các nhiệm sở, có quyền từ chối đưa ra chứng cứ về những vấn đề bí mật liên quan đến công việc của họ (Điều 54). Tuy nhiên, nếu được cấp trên cho phép thì họ cũng có thể trả lời về những vấn đề này.Thông thường cảnh sát, Công tố viên, Toà án hay bất cứ người nào muốn thẩm vấn sẽ phải xin phép cấp trên người được thẩm vấn và người được xin phép chỉ có thể từ chối cho phép cung cấp chứng cứ dựa trên cơ sở là lợi ích công chúng. Không có yêu cầu phải cảnh báo trước trong trường hợp này và lời khai đưa ra mà không được phép trước vẫn đựơc coi là chứng cứ.
Bốn là, các nhân chứng không nhất thiết phải khai báo nếu câu trả lời câu hỏi cụ thể nào đó có thể làm cho họ hoặc một trong số những người họ hàng của họ có nguy cơ bị truy tố hình sự hoặc kết tội (Điều 55). Tuy nhiên, nhân chứng thường không khước từ việc đưa ra chứng cứ nói chung mà chỉ từ chối trả lời một số các câu hỏi cụ thể. Trong trường hợp này, việc từ chối trả lời câu hỏi của họ có thể dẫn đến suy đoán (bất lợi) cho họ. Do đó, họ phải được thông báo trước về điều đó.
 Các nhân chứng phải được thông báo về quyền không phải khai báo khi bị thẩm vấn  và có thể tự quyết định từ bỏ quyền này, đưa ra chứng cứ . Nếu nhân chứng không được thông báo về quyền này thì lời khai của họ không được thừa nhận là chứng cứ, trừ khi nhân chứng biết quyền này và họ quyết định từ chối khai báo. Quyền từ chối có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào và nhân chứng có thể rút lại quyết định của mình trong quá trình thẩm tra, khai báo. Những lời khai đưa ra trong giai đoạn xét xử sau khi đã được cảnh báo trước về quyền từ chối có thể được sử dụng làm chứng cứ. Tuy nhiên, nếu tại toà nhân chứng lại thực hiện quyền từ chối khai báo thì những lời khai trước đó của nhân chứng với cảnh sát, Thẩm phán tiền xét xử, giám định viên hay tại một phiên xử trước không được đọc lên tại Toà (Điều 252). Luật pháp cấm người đã thẩm vấn nhân chứng vào thời điểm trước đó cung cấp chứng cứ về các vấn đề đã hỏi, ngoại trừ Thẩm phán đã tiến hành thẩm vấn nhân chứng có thể được gọi đến để cung cấp chứng cứ về những điều nhân chứng đó đã khai.
Nếu một nhân chứng chỉ từ chối đưa ra chứng cứ tại phiên toà thì các lời khai chính thức trước đó của họ được chấp nhận cho dù họ không được cảnh báo về điều đó trong các cuộc thẩm vấn trước đây. Trong trường hợp này, người đã thẩm vấn nhân chứng có thể được gọi đến Toà án để cung cấp chứng cứ. Bản sao biên bản các lời khai trước đó của nhân chứng có thể được đọc lên trước Tòa.
Có hai điểm đặc biệt cần lưu ý về người làm chứng. Thứ nhất, mọi nhân chứng có nghĩa vụ pháp lý tuyên thệ khi đưa ra chứng cứ, trừ trường hợp người đó là vị thành niên dưới 16 tuổi, hoặc những người không hiểu hết tầm quan trọng và bản chất lời tuyên thệ do họ có có nhược điểm, khiếm khuyết về  trí tuệ, tâm thần (Điều 60-67 BLTTHS). Trong những trường hợp ngoại lệ, Thẩm phán có thể không tiến hành thủ tục tuyên thệ và phải giải thích lý do (Điều 64). Thứ hai, giám định viên làm chứng, khác với chuyên gia giám định được coi là một loại nhân chứng đặc biệt.Cần phải phân biệt chuyên gia giám định với giám định viên làm chứng. Giám định viên làm chứng là người thực tế quan sát sự việc nhưng có chuyên môn liên quan đến sự việc đó trên mức của một nhân chứng bình thường. Ví dụ: một bác sĩ chứng kiến một tai nạn giao thông đường bộ có thể làm chứng về mức độ thương tật của nạn nhân cũng như tình tiết xảy ra tai nạn. Giám định viên làm chứng được đối xử như các nhân chứng bình thường khác, cũng có những quyền và nghĩa vụ tương tự (Điều 85 ).

4. Chuyên gia giám định - LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG

Chuyên gia giám định được Toà án chỉ định để chuẩn bị chứng cứ liên quan đến các chi tiết nhất định (ví dụ như nồng độ cồn trong máu, khả năng nhận thức). Chuyên gia giám định phải có hiểu biết sâu về một lĩnh vực (ví dụ như tâm lý, hoá học) hoặc có các thiết bị chuyên dụng. Chuyên gia giám định thực hiện giám định theo hướng dẫn của thẩm phán (Điều 78), Công tố viên hoặc cảnh sát. Anh ta phải được Cơ quan công tố hoặc Thẩm phán mô tả rõ ràng, chính xác về các yêu cầu giám định, đặc biệt là có khái niệm chính xác về các câu hỏi thu thập chứng cứ mà anh có nghĩa vụ phải trả lời khi được hỏi. Chuyên gia giám định phải đựơc thông tin càng sớm càng tốt về các tình tiết liên quan đến nhiệm vụ giám định và nếu thấy không đầy đủ thông tin thì phải đề nghị Công tố viên hoặc Toà án hỏi thêm bị can, bị cáo hoặc người làm chứng. Để thu thập thông tin, chuyên gia giám định có thể đề nghị Toà án cho tiếp cận hồ sơ vụ án, có mặt trong giai đoạn thẩm vấn và tự đặt câu hỏi (Điều 80). Tuy nhiên, chuyên gia giám định không có quyền tự tiến hành hoạt động điều tra.
Trong giai đoạn tiền xét xử, Công tố viên hoặc cảnh sát có thể chỉ định chuyên gia giám định (Điều 161a(1)) còn trong các giai đoạn khác thì Thẩm phán có quyền chỉ định (Điều 73). Thẩm phán cũng sẽ quyết định số lượng chuyên gia giám định cần thiết cho từng vụ án. Thông thường, chuyên gia giám định sẽ được lựa chọn trong số các chuyên gia chính thức được công nhận trong từng lĩnh vực do trình độ chuyên môn hoặc khả năng cá nhân của họ (Điều 73(2)). Chỉ những người đã được chính thức chỉ định là chuyên gia giám định hoặc những người có chuyên môn đặc biệt về khoa học, nghệ thuật hay thương mại liên quan đến vấn đề cần có ý kiến chuyên môn mới có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chuyên môn (Điều 75). Những người khác có thể tự quyết định việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của Toà án để thực hiện các hoạt động như một chuyên gia.
Công tố viên hoặc luật sư biện hộ cũng có thể phản đối, đề nghị thay đổi chuyên gia. Chuyên gia giám định có quyền từ chối đưa ra ý kiến vì lý do giống như lý do nhân chứng từ chối khai báo. Họ cũng có thể được giải phóng khỏi nghĩa vụ đưa ra ý kiến vì lý do khác (Điều 76 (1)). 
Chuyên gia giám định có các nghĩa vụ sau:  Có mặt theo triệu tập của Công tố viên hoặc Toà án;  Nêu ý kiến chuyên môn của mình;  Tuyên thệ về tính khách quan của mình khi đưa ra ý kiến. Chuyên gia giám định bị thẩm vấn tại Toà án (Điều 250). Trường hợp ngoại lệ, nếu chuyên gia giám định vắng mặt thì Toà án có thể đọc da trước tòa. Trong trường hợp việc chuyên gia giám định vắng mặt tại toà là không thể tránh khỏi (chết, ốm đau hay các trường hợp tương tự), cần phải lập một biên bản kiểm tra mang tính pháp lý theo mẫu bắt buộc và biên bản này có thể được đọc tại Toà. Các lời khai và tài liệu khác (không phải là tài liệu pháp lý) có thể được đọc tại toà nếu các bên tham gia đồng ý hoặc nếu việc thẩm tra không thể thực hiện được do chuyên gia giám định đó đã chết hoặc không thể đến để thẩm tra vì một lý do nào đó trong khoảng thời gian qui định (Điều 251). Tuy nhiên cũng có ngoại lệ về nguyên tắc xét xử trực tiếp và bằng lời liên quan đến các ý kiến của chuyên gia do cơ quan Nhà nước hoặc các tuyên bố chuyên môn đưa ra, những ý kiến được đánh giá là có thể tin cậy được và có lập trường khoa học cao. Đó là ý kiến của các bệnh viên nhà nước, các Viện giám định y khoa của các trường đại học và cơ quan y tế nhà nước, các phòng kiểm định hóa chất nhà nước, cơ quan điều tra tội phạm liên bang và các cơ quan liên quan của Quốc hội, Phòng thương mại, Ngân hàng Liên bang Đức và các bưu cục. Các ý kiến chuyên môn thông thường (ví dụ như liên quan đến nồng độ cồn trong máu, nhóm máu, đánh giá đồng hồ đo tốc độ) có thể được đọc trước Toà án để đẩy nhanh tiến trình giải quyết vụ án - luat su tham gia to tung

5. Người bị hại 

Người bị hại là nạn nhân của tội phạm trước đây có vai trò không đáng kể trong tố tụng hình sự Đức. Về mặt hình phạt của tội phạm, lợi ích của họ được coi là phụ so với lợi ích công chúng và vai trò của họ đơn thuần chỉ là nguyên đơn kiện bồi thường về các thiệt hại dân sự. Địa vị pháp lý của người bị hại đã được cải thiện một cách đáng kể với sự ra đời của Luật Bảo vệ nạn nhân năm 1986 mà theo đó Luật tố tụng hình sự cũng đã được sửa đổi. Sự tham gia của người bị hại trong tiến trình tố tụng được quy định thành một phần riêng (Phần V) trong Bộ luật tố tụng hình sự. Người bị hại của các tội phạm nghiêm trọng được bảo vệ tốt hơn và được bổ sung một số quyền của một bên tham gia tố tụng: quyền được thông tin về tiến trình tố tụng (Điều 406), quyền tiếp cận hồ sơ (Điều 406e), quyền được trợ giúp pháp lý (Điều 406f), quyền khởi tố lại và quyền được bồi thường thiệt hại do tội phạm gâyra. Người bị hại của tội phạm nghiêm trọng có thể tham gia tích cực vào tiến trình tố tụng với vai trò phụ cho Công tố viên. Đời tư cá nhân của họ được bảo vệ. Toà án có thể tổ chức nghe riêng khi những vấn đề liên quan đến người bị hại còn đang gây tranh cãi và họ có quyền phản đối những câu hỏi liên quan đến đời tư của mình. Bị hại có thể đưa ra yêu cầu truy tố các tội phạm (quyền tư tố) mà không cần phải nhờ cơ quan công tố truy tố. Công tố viên không bắt buộc phải tham gia vào thủ tục tư tố. Cơ quan công tố chỉ truy tố chỉ khi việc truy tố đó liên quan đến lợi ích công (Điều 376). Điều 374 BLTTHS quy định danh mục các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự mà bị hại có quyền tư tố, đó là các tội xâm phạm gia cư bất hợp pháp, tội xúc phạm nhân phẩm, vi phạm quyền tự do báo chí, tội gây thương tích, đe doạ, nhận hoặc đưa hối lộ trong những giao dịch kinh doanh, bị thiệt hại về tài sản đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và các tội phạm khác về Lụât chống cạnh tranh không công bằng, Luật về bằng sáng chế, Luật về thiết kế, Luật về quyền tác giả…Nếu người bị hại có đại diện theo pháp luật thì quyền yêu cầu tư tố sẽ do họ thực hiện. Nếu bên bị hại là một tập đoàn, một công ty hoặc một tổ chức khác thì có thể khởi kiện tranh chấp dân sự thông qua người đại diện của họ. Cùng với người bị hại hoặc thay mặt cho người bị hại, người có quyền đưa ra yêu cầu truy tố hình sự cũng có thể đưa ra yêu cầu tư tố.  Tư tố viên tư có thể được hỗ trợ hoặc được đại diện bởi một lụât sư chỉ định trong phạm vi thẩm quyền của luật sư đó.  Tư tố viên tư có quyền đưa ra yêu cầu bảo đảm về chi phí dự kiến phát sinh cho bị cáo (tương tự áp dụng đối với nguyên đơn dân sự). Việc bảo đảm có thể bằng đặt cọc tiền mặt, cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Mọi thắc thêm các bạn có thể liên hệ luật sư tư vấn pháp luật nhé ! 

 
Chia sẻ:
Copyright © 2018 Văn phòng luật sư Bình Tân