hotline
0908 292 604
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁP LÝ CHO KHÁCH HÀNG

 

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Các dịch vụ pháp lý luật sư cung cấp bao gồm các dịch vụ về: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán thương lượng về các vấn đề liên quan đến pháp luật, tham gia thực hiện công việc theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến giấy tờ pháp lý đất đai, hộ tịch, khởi kiện dân sự, lao động; bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.

Nghề luật sư không giống như những ngành nghề bình thường khác, vì ngoài những yêu cầu về kiến thức, chuyên môn, tiêu chuẩn hành nghề thì luật sư phải tuân thủ theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp được quy định trong Luật luật sư. Luật sư là những người được tôn trọng trong xã hội bởi vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội.

Mỗi quốc gia quy định tiêu chuẩn hành nghề, điều kiện hành nghề khác nhau vì điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội ở mỗi đất nước khác nhau.

1. Điều kiện hành nghề luật sư tại Việt Nam và các nước trên thế giới

Nước Anh theo hệ thống luật án lệ và ở đây chỉ tồn tại hai hình thức hành nghề luật sư: Luật sư tư vấn và Luật sư biện hộ. Luật sư tư vấn có mối quan hệ trực tiếp với kahchs hàng, còn luật sư biện hộ không được liên hệ trực tiếp với khách hàng mà chỉ biện họ tại Tòa án. Các luật sư biện hộ có độc quyền trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Các luật sư ạn có một cơ quan sinh hoạt chung đó là đoàn luật sư Luân Đôn. Số lượng luật sư tư vấn sẽ nhiều hơn luật sư biện hộ và hành nghề trên toàn lãnh thổ nước Anh.

Tại Mỹ không có sự phân biệt giữa hai hình thức hành nghề luật sưu như ở Anh. Ở đây tồn tại “một nghề luật duy nhất”, luật sư có phạm vi hoạt động rất rộng và có hiệu quả.  Luật sư tại Mỹ hành nghề tương đối tự do, được phép quảng cáo, chào hàng và có thể can thiệp vào mọi lĩnh vực xã hội, đây cũng là độc quyền của luật sư.

Các luật sư không có đối thủ cạnh tranh nào ngoài các đồng nghiệp của mình. Các chuyên viên kế toán hầu như không tham gia vào các hoạt động thuộc lĩnh vực pháp luật.

Hệ thống pháp luật của Pháp và Đức là hai điển hình cho mô hình đa ngành nghề tư pháp của các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa. Hoạt động của luật sư ở Pháp và Đức rất giống nhau và điều kiện để trở thành luật sư  về cơ bản cũng giống nhau. Tuy nhiên, chương trình đào tạo luật sư tại Đức dài hơn vì ngoài kiến thức, kĩ năng của luật sư thì luật sư còn phải nghiên cứu cả kĩ năng tiến hành tố tụng của Thẩm phán. Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm tạo ra một đội ngũ luật sư có khả năng phục vụ với tư cách một thẩm phán. Đây cũng là một điều kiện để được kết nạp vào Đoàn luật sư.

Trước khi kết nạp cũng phải trải qua một thời gian tập sựu luật sư trong một khoảng thời gian là ba năm tại tổ chức Luật sư Châu Âu tại quốc gia đó. Ở Đức, muốn ghi tên vào Đoàn luật sư luật sưu phải có giấy phép của cơ quan tư pháp địa phương nơi mình muốn đăng ký. Các luật sư trẻ mới hành nghề ở Đức có thể tự do lựa chọn Đoàn luật sư mình thích để ghi tên, không bắt buộc rằng Đoàn luật sư đó phải là nơi họ nhận bằng. mặc dù các quy chế có thể khác nhau nhwung nói chung các luật sư ở Pháp và Đức có thể hành nghề một cách độc lập hay teo nhiều hình thức nhóm, hội khác nhau. Ngoài ra luật sư có thể ký hợp đồng lao động với các Văn phòng luật sư, công ty luật, công ty luật hợp danh với tư cách luật sư làm thuê.

Đối với Việt Nam do điều kiện kinh tế xã hội chính trị nên nghề luật sư hình thành muộn màng hơn và các quy định về hành nghề luật sư cũng được xây dựng muộn hơn nên hệ thống pháp luật về nghề luật sư chưa được hoàn chinh cần bổ sung và hoàn thiện một cách đồng bộ. Luật sư ở nước ta còn thiếu và chỉ mới đáp ứng một phàn nhỏ nhu cầu của xã hội, đa số luật sư tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh….

Về phạm vi hành nghề, theo quy định của luật luật sư thì luật sư được phép tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác. Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của luật sư. Ngày nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế thì luật sưu tư vấn cũng đã mở rộng và phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại. Trong lĩnh vực pháp luật dân sự thì tư vấn đất đai, hôn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất. Với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, các luật sưu tư vấn đang phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc đàm phán. Ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt là trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ tương mại hàng hóa có yếu tố nước ngoài…

Nếu như trước kia, Luật sư chỉ được phép hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (thành lập hoặc tham gia thành lập Văn phòng luật sư, công ty luật hợp danh hoặc làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư, kể cả tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam) thì hiện nay họ được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc là việc cho cơ quan tổ chức theo hợp đồng.

Để hoạt động với tư cách một luật sư phải trải qua quá trình học tập tại các trường đại học đào tạo cử nhân luật. Sau đó phải tham gia lớp đào tạo nghề luật sư, tham gia tập sự hành nghề luật sư, thi để lấy bằng luật sư. Sau khi chứng chỉ hành nghề luật sư thì luật sư đó phải gia nhập một đoàn luật sư để được cấp thẻ luật sư.  Hành trình để trở thành một luật sư thực thụ ít nhất là 06 năm, để trở thành một luật sư hoạt động với đầy đủ kĩ năng và kinh nghiệm ít nhất phải hơn 08 năm. Thế mới nói để trở thành một luật sư thực thụ, có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kĩ năng, đạo đức hành nghề phải trải qua một chặng đường rất gian nan, vất vả, đòi hỏi người luật sư phải có đủ trí tuệ, sự bền bỉ, nhẫn nại, bản lĩnh vượt qua khó khăn và thách thức.

2. Vai trò của luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật:

Xuất phát từ nhu cầu của mỗi cá nhân khi tìm đến với luật sư, luật sư sẽ đưa ra những phân tích chuyên sâu về từng vấn đề, đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng và cách vận dụng của pháp luật trong quá trình giải quyết. Dựa vào cơ sở đó, luật sư sẽ có những phân tích về giải pháp giải quyết hiệu quả nhất cho khách hàng. Với lượng kiến thức chuyên sâu, kĩ năng nghiệp vụ đã được đúc kết, rèn dũa trong suốt quá trình làm việc, luật sư sẽ có những chắc lọc tinh tế nhất, đưa ra những giải pháp khả quan nhất cho khách, dựa vào nhu cầu của khách hàng, cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay để đưa ra những giải pháp hiệu quả lâu dài và triệt để nhất.

Hoạt động tư vấn ban đầu rất quan trọng vì khi hiểu rõ được quy định của pháp luật, nắm được cơ sở pháp lý, có được giải pháp tốt nhất thì những việc làm sau này sẽ có định hướng và hướng đi tốt hơn, dù có vấp phải một vài khó khăn trong quá trình thực hiện. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay luôn ưu tiên lựa chọn sự tư vấn tốt nhất trong quá trình soạn thảo hợp đồng, đàm phán, ký kết hợp đồng,...để tránh phải mâu thuẫn sau này khi hợp đồng phát sinh tranh chấp ngoài ý muốn. Người ta nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên việc đề phòng trước những nguy cơ có thể xảy ra tốt hơn khi phát sinh mâu thuẫn rồi mới tìm cách giải quyết. Hơn nữa chi phí phòng bênh bao giờ cũng thấp hơn so với chi phí chữa bệnh, mà đã có bệnh rồi thì chưa chắc bỏ tiền ra sẽ hết bệnh.

3. Vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng tại Tòa

Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, giúp giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành với nhiều quy định tiến bộ, khẳng định rõ và nâng cao vị thế, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng, nhất là vai trò tranh tụng. Bài viết này bàn luận về vai trò của luật sư, đặc biệt là vai trò tranh tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như quyền tham gia tố tụng, quyền bình đẳng với những người tham gia tranh tụng tại phiên tòa, chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo… Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên một số yêu cầu cần bảo đảm để nâng cao vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.

Vai trò tranh tụng của luật sư theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật sư với vai trò đại diện cho bị can, bị cáo quyền bào chữa, quyền gỡ tội, thay mặt cho bị can, bị báo đưa ra những lý lẽ chứng minh những yếu tố làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đồng thời, khi tham gia tố tụng luật sư còn cung cấp bổ sung chứng cứ (gỡ tội) cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có nhiều điểm tiến bộ, khẳng định rõ vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng nói riêng. Điển hình là quy định luật sư có quyền trong việc tham gia tố tụng như: Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, được gặp bị can, bị cáo, thu thập và xuất trình tài liệu, đồ vật, nghiên cứu hồ sơ vụ án...[1]. Tuy nhiên, không phải lúc nào, nơi nào, luật sư cũng được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các quyền của mình đã được pháp luật quy định.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng ghi nhận quyền bình đẳng của luật sư với những người tham gia tranh tụng tại phiên tòa một cách cụ thể hơn so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003[2]. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì thẩm quyền và vị thế của luật sư tranh tụng tại phiên tòa được nâng cao, luật sư có quyền bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng khác: “Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án”[3], đây là điểm mới so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cũng quy định cho luật sư một trong những quyền là được nghiên cứu hồ sơ vụ án, được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu có liên quan đến bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thực sự tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền này, có khi cơ quan điều tra cho rằng, vì tính chất của vụ án nên luật sư không được phép cho tiếp xúc và lấy hồ sơ tài liệu liên quan tới vụ án nên hạn chế việc sao chụp tài liệu, để đảm bảo tính bí mật thông tin của vụ án. Bên cạnh đó, tại phiên tòa luật sư không được nêu các câu hỏi đối với bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, hoặc không phát huy được vai trò hỏi, vai trò cung cấp chứng minh, chứng cứ có lợi cho thân chủ mà luật sư nhận bào chữa, mọi hoạt động và diễn biến tại phiên tòa đều theo sự quyết định của thẩm phán chủ tọa phiên tòa..
Trong hoạt động tố tụng, luật sư có chức năng gỡ tội cho bị can, bị cáo luôn đối lập với chức năng buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng về mặt ý nghĩa pháp lý lại đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan công bằng, đúng pháp luật, tránh cách nhìn phiến diện một chiều luôn buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng. Việc quy định bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết qủa kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết qủa tranh tụng tại phiên tòa”. Luật sư khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa có quyền bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng khác, đưa ra chứng cứ, lý lẽ, suy đoán có cơ sở pháp lý, đúng pháp luật làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự, nhằm giảm nhẹ hình phạt hoặc gỡ tội cho bị can, bị cáo. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là trung tâm đánh giá chứng cứ, đối chất giữa những người tham gia tố tụng một cách công bằng, dân chủ, đó cũng là nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về ghi nhận và “bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo”. Vai trò của luật sư dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền bào chữa của bị can, bị cáo, luật sư là người tham gia tố tụng, có vai trò thực hiện chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan, sai cho người vô tội.
Có thể khẳng định rằng, vai trò của luật sư được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc tranh tụng tại phiên tòa. Điều này đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng, không còn định kiến như quan niệm trước đây là “án tại hồ sơ”, mọi kết luận đều dựa trên hồ sơ của cơ quan tiến hành tố tụng. Việc xác định sự thật của vụ án được quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”[4].
So sánh thẩm quyền luật sư của Việt Nam với luật sư ở một số quốc gia có nền tư pháp phát triển từ lâu đời (như: Anh, Mỹ, Đức), chúng ta thấy có sự khác biệt khá lớn về thẩm quyền trong tố tụng tranh tụng. Trên thực tế, hoạt động của luật sư Việt Nam khi tham gia các hoạt động hỏi cung gặp không ít khó khăn. Do đó, sự chủ động của luật sư trong việc tham gia hỏi cung bị can, bị cáo cùng với cơ quan điều tra không đạt hiệu quả. Mặt khác, thực tiễn cho thấy trình độ luật sư ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, có trường hợp luật sự chưa hiểu hết nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong quá trình tham gia bào chữa, còn bị động trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, đôi khi luật sư đi ngược lại với lợi ích của bị can, bị cáo mà mình nhận bào chữa. Khả năng tranh tụng của luật sư tại phiên tòa chưa hiệu quả, chưa đi sâu vào các tình tiết khách quan, chưa đưa ra được những luận điểm bào chữa có lợi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ, chưa đáp ứng được với yêu cầu đòi hỏi xét xử theo hướng tranh tụng mới hiện nay. Vấn đề về đạo đức của luật sư cũng cần được coi trọng, trong thực tế có trường hợp luật sư vừa tham gia bảo vệ cho thân chủ bên này, nhưng lại cung cấp thông tin, hồ sơ chứng cứ cho bên kia để nhằm trục lợi cá nhân. Chính vì vậy, cần phải đặt ra vấn đề bồi thường cho thân chủ khi luật sư gây thiệt hại tới quyền và lợi ích của thân chủ trong quá trình tham gia bào chữa.
 

Chia sẻ:
Copyright © 2018 Văn phòng luật sư Bình Tân